Phòng Đào tạo
[tabgroup style=”tabs”]
[tab title=”Giới thiệu chung”]
Ra đời cùng với việc thành lập Trường Nghiệp vụ Văn hóa Thông tin (tháng12 năm 1975; nay là Sòng bạc có những gì
Thành phố Hồ Chí Minh), với tên gọi ban đầu là Phòng Giáo vụ, rồi Phòng Quản lý đào tạo. Ngày 21 thàng 12 năm 2000, Phòng Đào tạo được thành lập theo quyết định số 3839/QĐ-TC của Sở Văn hóa và Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham mưu Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức quản lý đào tạo; tham mưu Hiệu trưởng công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục truyền thống đối với người học trong Trường; thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật và công tác hướng nghiệp cho sinh viên.
1. Công tác quản lý đào tạo
a) Tham mưu Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu, quy mô đào tạo; nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
b) Tham mưu phát triển chương trình đào tạo, xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo.
c) Lập kế hoạch giảng dạy cho từng khóa học, năm học, học kỳ; lập thời biểu, lịch thi, kế hoạch thi tốt nghiệp và tổ chức quản lý thống nhất kế hoạch đào tạo theo quy định hiện hành.
d) Theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình, quy chế đào tạo của Bộ và của Trường, kịp thời đề xuất Hiệu trưởng quyết định sửa đổi và bổ sung.
đ) Tổng hợp kết quả học tập của người học theo từng học kỳ, năm học; triển khai thực hiện các công việc cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học trình Hiệu trưởng.
e) Xây dựng kế hoạch và chủ trì tổ chức kỳ thi tuyển sinh theo phân công của Hiệu trưởng; quản lý hồ sơ thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định hiện hành.
g) Thống kê và xác nhận giờ giảng của giảng viên theo từng học kỳ và năm học; phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính thực hiện việc thanh toán vượt giờ giảng.
h) Phối kết hợp với phòng Tổ chức – Hành chính nghiên cứu, đề xuất mức học phí đối với các ngành đào tạo.
i) Thực hiện tổ chức, quản lý việc mua, in, bảo quản các loại phôi văn bằng, chứng chỉ; cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
k) Phổ biến nhiệm vụ năm học và chương trình, mục tiêu, kế hoạch đào tạo, các nội quy, quy chế đào tạo theo văn bản chỉ đạo của cấp trên và của Trường.
l) Thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong đào tạo.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
2. Công tác quản lý sinh viên
a) Tham mưu kế hoạch, nội dung và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục chính trị – tư tưởng, hướng nghiệp đối với sinh viên của Trường và đối thoại giữa lãnh đạo Trường với sinh viên.
b) Xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt quy định quản lý sinh viên, quy định công tác giáo viên chủ nhiệm.
c) Chủ trì tổ chức và triển khai công tác khen thưởng, kỷ luật, đánh giá điểm rèn luyện đối với sinh viên.
d) Giải quyết các thủ tục hành chính cho sinh viên theo quy định.
đ) Tham mưu, tổ chức thực hiện công tác phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý sinh viên ngoại trú theo quy định.
e) Phối hợp với các đơn vị, tổ chức hữu quan trong và ngoài Trường tổ chức các hoạt động văn thể mỹ, các hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động chăm sóc sức khỏe và các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
[/tab]
[tab title=”Cơ cấu tổ chức – nhân sự”]
1 | Đặng Thị | Hiền | Phó Trưởng Phòng Đào tạo | Thạc sĩ | Khoa học giáo dục (Chuyên ngành: Quản lý giáo dục) |
2 | Phùng Phối | Anh | Chuyên viên | Đại học | Quản trị kinh doanh |
3 | Hồ Thị Bạch | Tuyết | Chuyên viên | Đại học | Xã hội học |
4 | Ngô Đoàn Khánh | Như | Chuyên viên | Đại học | Quản trị kinh doanh |
5 | Nguyễn Quốc | Nam | Thư viện viên hạng IV | Cao đẳng | Quản lý văn hóa |
6 | Nguyễn Thanh | Thảo | Chuyên viên | Đại học | Luật |
[/tabgroup]