Ngày ấy, sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đất nước thống nhất (1975-1981) với còn đó biết bao khó khăn, thiếu thốn, ngôi trường Nghiệp vụ Văn hóa Thông tin được hình thành – các thế hệ học viên ngày ấy quây quần bên nhau cùng sinh hoạt, học tập nội trú tại trường như một đại gia đình. Thế hệ ngày nay vẫn thường nghe các anh, chị kể lại với ánh mắt đầy cảm xúc như mới hôm qua “sau giờ học, người thì ra ruộng hái nhúm rau, người cắm cơm, người vác cần câu cá cải thiện bữa ăn….để rồi từ những mẫu chuyện như thế, ký ức về một thời tuổi trẻ ngập tràn yêu thương, nhiều khát vọng cống hiến vẫn như mới hôm qua.
Thời gian thì cứ trôi xuôi, nhưng ngược dòng thời gian lại là cuộc sống, chỉ với cánh cổng đơn sơ được dựng nên từ lưới b40 sau chiến tranh, phòng học đơn sơ, bảng tên trường được kẻ nên bằng chính tay các thầy cô, nhưng niềm tự hào, khát vọng và niềm tin vẫn ngời trên ánh mắt các anh chị học viên khi đứng dưới mái trường kiêu hãnh, là một trong những ngọn cờ đầu của ngành văn hóa thông tin của Thành phố mang tên bác sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.
Ngôi trường từ đây (1981-1986) sau khi thay đổi trụ sở chính từ Phước Bình, Quận 9 về số 5 Nam Quốc Cang, Q.1 đã liên tục phát triển, trở thành một bộ phận có vị trí vững chắc, khẳng định tên tuổi, tạo nền móng cho các thế hệ tiếp theo. Ai rồi cũng sẽ lớn, tấm áo cũ không còn vừa vặn nữa, ngôi trường ngày nào lớn nhanh quá! trưởng thành rồi! căng tràn nhựa sống tuổi thanh xuân, như chàng thanh niên bước những bước đi tự tin rời nơi phôi thai, mang hành trang là lòng kiêu hãnh cho một hành trình mới phía trước. Từ đây, giữa lòng thành phố mang tên Bác, ngôi trường hiện diện bền bĩ theo năm tháng, mang tấm lòng son sắt cùng sự nghiệp đào tạo văn hóa nghệ thuật đầy nhiệt huyết nhưng cũng không kém phần hào hoa.
“Trường học là nơi tạo nên sức trẻ và niềm hy vọng cho đất nước” ở ngôi trường này, niềm tin và lý tưởng cống hiến chưa bao giờ phai nhạt, tất cả đã tạo nên một tập thể “Kỷ cương – chất Lượng – Hiệu quả”, để từ đó, những “chiến sĩ văn hóa ” tỏa đi khắp miền quê, đi khắp buôn làng…
Đất nước ta đâu đâu cũng có những dòng sông, suối nguồn của những dòng sông ấy được bắt nguồn từ dòng chảy ngạo nghễ, vượt qua bao thác gềnh, uốn lượn khắp quê hương rồi hòa mình vào biển lớn, nếu như mái trường nghiệp vụ văn hóa thông tin là suối nguồn thì sau 45 năm (1975-2020) từ những dòng yêu thương ấy, ngôi trường văn hóa Nghệ thuật đã trở thành dòng sông trong trẻo, chuyên chở chuyến đò tri thức đi muôn phương, hòa mình vào khu vườn văn hóa nghệ thuật xanh tươi đa sắc , tràn đầy sức sống của thành phố năng động,văn minh mang tên bác Hồ Chí Minh.
Văn hóa là nền tảng của xã hội, là bệ phóng để nghệ thuật thăng hoa và vươn cao, với nhận định đó, trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật tạo đã tạo nên dấu ấn riêng, sự khác biệt lớn về chất lượng đào tạo, đặc biệt, với chuyên ngành quản lý văn hóa – Văn hóa Quần chúng mang tính “chuyên sâu”, hàng loạt cán bộ văn hóa vững vàng về lý luận, nhuần nhuyễn trong chuyên môn, đa ngành nghệ thuật đã tỏa ra và trở thành nguồn cán bộ quản lý văn hóa cho thành phố.
Thế kỷ 20 chứng kiến sự thay đổi và dịch chuyển không ngừng của nhiều lĩnh vực, đứng trước guồng quay vô tận của thời gian, cây phượng vĩ ngày nào mới dăm cành nay đã tỏa bóng, đơm hoa, ngôi trường giờ khoác lên mình chiếc áo mới, diện mạo mới, tầm vóc mới, Sòng bạc có những gì
TP.HCM – Con đường Đặng Đức Siêu ngày xưa nhỏ nhắn, âm thầm giữa đất Sài gòn nghĩa tình, nhân văn, thì ngày nay với tên gọi mới, khi nhắc đến Đường Nam Quốc Cang ắt hẳn người ta nhắc đến nơi có một ngôi trường hiện diện. Những người đưa đò mới ngày nào mái tóc vẫn xanh, giọng giảng bài còn cao vút nay tóc đã pha sương dõi ánh mắt nhìn theo những vị khách mình đưa đò năm ấy giờ đây quay về kế tiếp mình, gánh khát vọng vươn xa của đôi bờ tri thức Văn hóa Nghệ thuật.